4 bước đơn giản để lập ngân sách tiền mặt
Lập ngân sách tiền mặt là một công cụ chủ yếu để lập kế hoạch tài chính ngắn hạn:
- Cho phép nhà quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính xác định các nhu cầu cần nguồn tài chính tài trợ trong ngắn hạn.
- Dựa vào kế hoạch tài chính ngắn hạn này, nhà quản lý có thể quyết định khi nào nên vay vốn, trong ngắn hạn công ty nên vay mượn bao nhiêu?
Để lập được ngân sách tiền mặt, doanh nghiệp cần thực hiện 4 bước sau:
1. Ước tính các khoản thu về bằng tiền mặt trong kỳ ( dòng tiền vào):
Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ: thông thường, tất cả dòng tiền vào của doanh nghiệp đến từ việc bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên có một khoảng cách lớn giữa doanh thu và dòng tiền thực tế thu được do doanh nghiệp có chính sách công nợ cho khách hàng. Chính điều này dẫn đến khác biệt giữa doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền, khi công nợ thu hồi chậm là nguyên nhân dẫn đến dòng tiền vào < dòng tiền ra. Từ đó dẫn đến thiếu hụt tiền mặt.

Tiền thu khác: khoản thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính. Ví dụ như trong quý tới doanh nghiệp dự định thanh lý các máy móc thiết bị đã hư hỏng… Số tiền thanh lý nhận được chính là một khoản tiền thu khác ngoài hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Ước tính các khoản chi bằng tiền trong kỳ.
Các khoản chi tiền trong kỳ chủ yếu bao gồm 4 khoản sau:
- Thanh toán các khoản phải trả ( Payments of accounts payable) là những khoản thanh toán cho nhà cung cấp mua nguyên vật liệu,hàng hoá, dịch vụ
- Tiền lương chi trả cho người lao động và các khoản phải trả theo lương: BHXH, BHYT….
- Tiền chi nộp thuế : thuế GTGT, thuế TNDN.
- Các chi phí khác: điện, nước, điện thoại, mặt bằng, văn phòng phẩm….. liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Chi trả lãi vay, trả nợ gốc.
- Chi đầu tư mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ…

3. Dòng tiền mặt thuần = tổng thu tiền mặt – tổng chi tiền mặt.
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là dòng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi những khoản đầu tư cần thiết (vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động thường xuyên) cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Doanh nghiệp cần tiến hành xác định số dư tiền mặt cần thiết để lại. Đây là thước đo lợi nhuận của công ty sau khi tính đến tất cả các chi phí và nhu cầu tái đầu tư, được sử dụng để so sánh và phân tích sức khỏe tài chính của một công ty.
4. Xác định nhu cầu tiền mặt cần tài trợ = dòng tiền mặt thuần – số dư tiền mặt cần thiết để lại.
Dựa trên nhu cầu tiền mặt cần thiết, doanh nghiệp có thể trang trải bằng lợi nhuận giữ lại, khi hết nguồn lợi nhuận để bổ sung nguồn vốn lưu động, doanh nghiệp bổ sung bằng việc vay ngắn hạn dựa trên nhu cầu tiền mặt cần thiết đã xác định ở trên.