3 Xu hướng định hình kinh tế Việt Nam thời gian tới
Việt Nam đang trên đà phục hồi mạnh mẽ trong bối cảnh đất nước dần vượt qua đại dịch Covid-19, nền kinh tế dịch chuyển từ trạng thái cầm cự sang phát triển và tăng trưởng.
Để phát huy tối đa tiềm năng trong lương lai và nắm bắt được các xu hướng chuyển đổi của nền kinh tế hội nhập, Việt Nam cần đón đầu một loạt xu hướng lớn trên thế giới: biến đổi hkis hậu, chuyển đổi số, thương mại, căng thẳng địa chính trị. Về:
1. Biến đổi khí hậu:
Đây vừa là thách nhưng cũng vừa là cơ hội cho kinh tế Việt Nam. Là quốc gia có đường bờ biển dài, dân số đông, và là một tỏng những quốc gia sản xuất gạo lớn nhất nhì thế giới vì thế biến đổi hkis hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nông nghiệp. Việc xây dựng một nền kinh tế xã hội than thiện với môi trường sẽ là xu hướng trong thời gian tới để liên kết với các cam kết toàn cầu đối với vấn đề biến đổi khí hậu.

Đồng thời đi kèm với những thử thách, biến đổi khí hậu cũng đem lại không ít cơ hội, đặc biệt là đối với những ngành như công nghệ sinh học, y sinh học, nguyên liệu mới và năng lượng đã và đang trở thành động lực và xu hướng mới đối với tang trưởng kinh tế.

2. Chuyển đổi số:
Đại dịch đã đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch sang một xã hội số hóa không gián đoạn, và kích thích tạo ra những thay đổi hành vi người tiêu dùng – những thay đổi không chỉ xảy ra trong thoáng chốc mà nhiều khả năng mang đến tác động lâu dài.
Làn sóng chuyển đổi số sẽ còn tiếp tục thúc đẩy mức độ ứng dụng công nghệ trong các ngành, đặc biệt như làm việc từ xa, y tế, giáo dục, giải trí và dịch vụ tài chính, bên cạnh giảm chi phí giao dịch, hỗ trợ tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, cũng như cải thiện khả năng gia nhập và tiếp cận thị trường.

Chuyển đổi số đang lan tỏa trên diện rộng và được dự đoán trở thành xu hướng tất yếu cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Trong bản than doanh nghiệp, chuyển đổi số đang từng ngày hiệ hữu không chỉ đối với các phòng ban công nghệ thông tin, marketing, mà còn cả tài chính, kế toán,… Việc lưu trữ dữ liệu và làm việc trên nền tảng số giúp thông tin được xử lý nhanh chóng, có hệ thống, dễ dàng tiếp cận hơn.
Tại Linh San công tác chuyển đổi số đã được triển khai ngay từ khi giai đoạn giản cách xã hội của đợi dịch Covid-19 thứ 4 (năm 2021) để giúp thông tin khách hang được bảo mật an toàn và tạo điều kiện thuận lợi để chuyên viên Linh San quản lý thông tin để có thể cập nhật kịp thời các thay đổi từ phía khách hang và tiến hành chỉnh sửa, bổ sung kịp lúc, tránh các hệ lụy do chậm trễ, quá tải công việc dẫn đến sao nhãng,…
Một trong những tác động lớn của cách mạng số hóa là bình đẳng hóa sân chơi trên toàn cầu, cho phép những quốc gia như Việt Nam cạnh tranh với nhiều nền kinh tế tiên tiến hơn.
3. Thương mại:
Covid-19 vẫn đang tiếp tục gây ra gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng các hoạt động thương mại vẫn là con đường ngắn và trực tiếp nhất để đạt được tăng trưởng kinh tế.
15 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế trong năm nay.

Các hiệp định này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ kỹ năng, trang bị cần thiết và năng lực tài chính để có thể hòa mình vào dòng chảy của xu hướng kinh tế mới.
Trên đây là 3 trong số các xu hướng được đánh giá sẽ định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Linh San mong rằng bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp kịp thời cập nhật các xu hướng và chuển động của tình hình thế giới để kịp thời phát huy thế mạnh, xây dựng và củng cố các năng lực, kỹ năng cần thiết để phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới.
Nguồn tham khảo: theleader