Khoản giảm trừ gia cảnh phải chăng đã lạc hậu?
“Giảm trừ gia cảnh” là mức chi phí tối thiểu nhằm đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của một cá nhân và người phụ thuộc của họ. Cơ sở để điều chỉnh mức này là dựa trên tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng “CPI). Nhưng với cách tính này, tốc độ tăng giảm trừ gia cảnh vẫn lạc nhịp so với chi tiêu thực tế và lương tối thiểu của người dân.
Hiện nay người có tổng thu nhập dưới mức giảm trừ gia cảnh (11 triệu đồng) sẽ không phải nộp thuế. Nếu nuôi 1 người phụ thuộc (như con hoặc cha mẹ), mức giảm trừ gia cảnh sẽ được tăng 15,4 triệu (tức mỗi người phụ thuộc được gỉam 4,4, triệu đồng).
Thu nhập và chi tiêu của người dân tăng lên nhưng mức giảm trừ gia cảnh, căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân, suốt 15 năm qua lại chỉ điều chỉnh hai lần.
Với những người đóng thuế diện làm công ăn lương, mức giảm trừ gia cảnh là một căn cứ quan trọng để xác định mức thu nhập chịu Thuế thu nhập cá nhân.
Nhưng căn cứ quan trọng này lại mới chỉ được điều chỉnh hai lần (năm 2013 và 2020) trong suốt 15 năm từ năm 2007, lúc cơ quan soạn thảo tính toán và ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân. Nói cách khác, trung bình 6-7 năm,giảm trừ gia cảnh mới được điều chỉnh một lần trong khi mức chi tiêu của người dân đã tăng liên tục qua các năm.
Điều này khiến con số giảm trừ gia cảnh có thể trở nên lạc hậu khi các nhà làm luật chưa tính toán đến các yếu tố thay đổi trong tương lai.
Luật Thuế thu nhập cá nhân đầu tiên có hiệu lực từ 2009 nhưng được xây dựng, bàn thảo từ nhiều năm trước và ban hành vào tháng 11/2007. Theo ý kiến của chuyên gia, từ khi xây dựng Luật đến lúc quy định có hiệu lực mất tới vài năm, khiến con số giảm trừ gia cảnh có thể trở nên lạc hậu khi các nhà làm luật chưa tính toán đến các yếu tố thay đổi trong tương lai.
Theo khảo sát của Tổng cục thống kê (GSO), nếu năm 2008 mỗi người bình quân chi tiêu 792.000 đồng thì tới năm 2020 con số này tang 3,6 lần là gần 2,9 triệu. Do đó, tính đến thời điểm hiện tại khi mức chi tiêu mỗi người dân gấp 4-5 lần so với thời điểm 2007 thì mức giảm trừ gia cảnh chưa bằng 3 lần.
Còn nếu so với tốc độ tăng lương tối thiểu, mức điều chỉnh gia cảnh cũng trở nên lỗi thời. Cụ thể, lương tối thiểu vùng 1 tới nay đã ít nhất 5,5 lần thì mức giảm trừ gia cảnh chỉ bằng 2,8 lần.
Kết quả so sánh trên phần nào lý giải cho những nhận định cách tính mức giảm trừ gia cảnh của Luật Thuế Thu nhập cá nhân “còn nhiều điểm lạc hậu” của các chuyên gia và chính người nộp thuế.
Có thể thấy thời gian giữa các lần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quá dài và không theo kịp mức tăng chi tiêu thực tế của người dân, làm tăng gánh nặng thuế và giảm thu nhập thực tế của người dân tỏng bối cảnh giá cả biến động.
Mỗi năm, nguồn thuế từ người làm công ăn lương chiếm gần 5% tổng thu ngân sách và khoản này thực tế tăng trưởng đều đặn hằng năm khi thu nhập người dân đi lên. Do đó, việc Bộ tài chính đặt lên bàn cân giữa tang mức giảm trừ gia cảnh đồng nghĩa với việc giảm thu từ ngân sách. Điều này hiện gây ra không ít bất đồng quan điểm về việc nên hay không nên tăng mức giảm trừ gia cảnh và cách thức điều chỉnh khoản giảm trừ gia cảnh qua các năm nên dựa theo các tiêu chí nào để cho ra con số sát với thực tế thu nhập người làm công ăn lương so với chi phí sinh hoạt và đồng thời không gây ảnh hưởng nhiều đến khoản thu ngân sách nhà nước hiện nay. Trong khi đó, các khoản thu khác như thuế hoạt động xuất nhập khẩu xu hướng ngày một thấp hơn. Còn thuế tài sản, một công cụ để điều tiết những người có thu nhập cao, nhiều năm Việt Nam cũng chưa thực hiện được.