NHẬN DIỆN ĐÚNG CÁC LOẠI LÃNG PHÍ NÀY, DOANH NGHIỆP SẼ TỐI ƯU ĐÁNG KỂ LỢI NHUẬN
Mục đích của kinh doanh là tìm kiếm và giữ chân khách hàng. Rất nhiều người nghĩ rằng mục tiêu của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, nhưng lợi nhuận lại đơn thuần là kết quả của việc thu hút được khách hàng bằng các phương pháp hiệu quả. Thước đo thành công duy nhất của một DN là mức độ hài lòng của khách hàng.
Thực chất mục tiêu kinh doanh của DN được xác định từ việc lấy giá trị của DN làm cốt lõi, từ đó tạo ra giá trị khác biệt, thu hút cho DN. Một DN muốn tồn tại và phát triển thì trách nhiệm đối với xã hội (mục tiêu CSR) là phải có để giúp DN đóng góp cho các mục tiêu xã hội dưới vai trò là một DN nhân đạo, hoạt động vì cộng đồng bằng cách tham gia, hỗ trợ các hoạt động tình nguyện hoặc thực hiện những hoạt động mang tính đạo đức, lấy được thiện cảm từ khách hàng.
Sau khi đã có được giá trị và trách nhiệm đối với xã hội rồi, DN cần thúc đẩy đam mê, phát triển nghề nghiệp của nhân viên. Có vậy mới khiến khách hàng tin tưởng, chọn DN của mình, từ đó tạo ra lợi nhuận cho DN.
Tuy nhiên thì DN vẫn cần kiểm soát các hoạt động của mình để tránh những lãng phí làm giảm doanh thu, đem về lợi nhuận tối ưu nhất. Các lãng phí vẫn đang phát sinh trong hoạt động hàng ngày của DN nhưng một cách chủ quan doanh nghiệp chưa nhìn nhận và xem xét một cách nghiêm túc.
Theo nguyên tắc MUDA, 7 nguyên nhân gây lãng phí trong doanh nghiệp đó là:
- Sản phẩm hỏng: Chi phí cho mỗi sản phẩm hỏng đều do bên sản xuất phải chịu, vì vậy việc không giám sát kỹ quy trình sản xuất dẫn đến nhiều sản phẩm hỏng, chi phí sản xuất tăng cao gây lên lãng phí chi phí, giảm doanh thu của DN
- Sản xuất dư thừa: Sản xuất sản phẩm trước hoặc vượt quá nhu cầu gây lãng phí tiền bạc, không gian và thời gian. Nó là việc sản xuất hàng hoá trước khi nó thực sự được yêu cầu. Gây tốn kém cho ngành vì nó cản trở dòng chảy vật liệu dễ dàng và thực sự làm giảm chất lượng và năng suất.
- Vận chuyển: Trong sản xuất, cần rất nhiều năng lượng để di chuyển sản phẩm, đồng thời chúng có nguy cơ bị hỏng khi di chuyển từ trạm làm việc đến nhà kho, cũng như trong các cơ sở. Việc vận chuyển chỉ làm tăng ít hoặc không có giá trị gì đối với sản phẩm hoặc mặt hàng.
- Chi phí đặt hàng: Đôi khi có thể làm tăng gấp đôi chi phí của một sản phẩm, vì vậy, ở góc độ kinh doanh, giảm thiểu lãng phí là một cách hiệu quả để tăng lợi nhuận. Đây cũng là một cách tốt để cắt giảm chi phí sản xuất, đồng thời tôn trọng môi trường, chỉ thu hoạch nhiều tài nguyên khi cần thiết.
- Hàng tồn kho: Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm đều thuộc nhóm này. Khoảng không quảng cáo cần được lưu trữ, vì vậy nó chiếm không gian, nó cần được sắp xếp và tổ chức liên tục.
- Các thao tác trong quy trình làm việc….
Với tình hình dịch Covid ngày càng trầm trọng thì ngân sách tiền mặt của doanh nghiệp càng trở nên cạn kiệt, việc duy trì các hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn cho doanh nghiệp hơn bao giờ hết.
Bằng việc tìm ra và thống kê các chi phí không chất lượng trong DN như: chi phí sản phẩm hỏng, chi phí liên quan đến hàng bán trả lại như: chi phí vận chuyển, chi phí bao bì, chi phí nhân viên xử lý hàng hư hỏng, trả lại, chi phí đặt hàng gấp, giá thành vượt định mức….chỉ với việc cắt giảm 10% chi phí không chất lượng trong tổng chi phí đã làm thay đổi đáng kể đến lợi nhuận và dòng tiền của DN.
Các lãng phí liên quan đến các hoạt động đầu tư, khai thác và bảo vệ các loại tài sản, công cụ dụng cụ đó là:
- Lãng phí trong điều hành
- Lãng phí phát sinh do nguồn nguyên liệu đầu vào kém phẩm chất.
- Lãng phí nguồn vốn chủ chốt trong DN
- Lãng phí cơ sở vật chất và các phương phục vụ sản xuất kinh doanh
- Lãng phí các tài sản, công cụ dụng cụ giá trị khác
- Lãng phí các phát sinh do các quy hoạch và bố trí mặt bằng không thuận tiện.
- Lãng phí phát sinh do thiết bị hư hỏng
- Lãng phí phát sinh do thiết bị ngưng lặt vặt
- Lãng phí do nguyên vật liệu đầu vào kém phẩm chất
- Lãng phí phát sinh do hội họp
- Lãng phí phát sinh do tăng thêm nhân sự trực tiếp
- Lãng phí phát sinh do mua phải những sản phẩm và máy móc kém chất lượng
Các gian lận phát sinh từ hệ thống vận hành, từ các bộ phận bên trong DN như:
- Gian lận phát sinh từ bộ phận nhân sự như: bộ phận kế toán không kiểm soát được các chi tiết trên bảng lương, không kiểm soát được nhân viên có làm việc hay không tại các cửa hàng chi nhánh…
- Gian lận phát sinh từ bộ phận kinh doanh như: Quản lý nhân viên kinh doanh chưa hiệu quả, chưa kiểm soát chi phí khuyến mãi, trưng bày, quảng cáo, chi phí tiếp khách, cộng tác của nhân viên kinh doanh, chưa kiểm soát hoa hồng từ các nhà cung cấp…
- Gian lận phát sinh từ bộ phận IT: Mua mới máy móc còn sử dụng được, mua máy móc kém chất lượng hư hỏng lặt vặt….
- Các gian lận phát sinh từ bộ phận mua hàng: báo giá nhà cung cấp không trung thực…
- Gian lận phát sinh từ bộ phận sản xuất: nguyên vật liệu dư thừa không nhập lại kho…
Trên đây là một số thông tin mà Linh San gửi đến bạn. Mong rằng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn và doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn đang gặp phải những khó khăn về thuế, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngày với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc về thuế, cung cấp các giải pháp quản trị tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp. Với bề dày kinh nghiệm trong hơn 10 năm đồng hành cùng doanh nghiệp, cùng với đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực thuế. Chúng tôi tự tin là sự lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp của bạn.